Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện luân chuyển hồ sơ trên phần mềm VBDlis
Lượt xem: 1668
Từ tháng 8/2022, hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Sơn La đã triển khai và thực hiện luân chuyển hồ sơ đất đai trên phần mềm VBDlis

    Nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần được ưu tiên triển khai, để từ đó cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng đồng bộ, tạo nền tảng triển khai Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử và đô thị thông minh…

    Để góp phần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường, từ ngày 01/8/2022, hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai đã chính thức thực hiện vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, luân chuyển hồ sơ đất đai trên phần mềm VBDlis (06 huyện thực hiện dự án ViLG đã triển khai).

    Quá trình thực hiện, Văn phòng Đăng ký đất đai đã tổ chức 02 lớp tập huấn cập nhật, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai trên phần mềm VBDlis cho viên chức và người lao động của hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai trong tháng 8 và tháng 9 năm 2022 để hỗ trợ, xử lý vướng mắc trên hệ thống phần mềm. Sau tập huấn, cán bộ, viên chức, người lao động Chi nhánh các huyện, thành phố tiến hành cập nhật 100% cơ sở dữ liệu đất đai và luân chuyển hồ sơ liên thông từ Chi nhánh các huyện, thành phố lên Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh trên phần mềm VBDLis. Viên chức và người lao động đã dần làm chủ được công nghệ, bước đầu đáp ứng được công việc.

Ảnh: Tập huấn cập nhật, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai

Từ ngày 01/8/2022 đến ngày 31/10/2022, 12/12 Chi nhánh đã thực hiện luân chuyển hồ sơ lên Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh qua phần mềm VBDlis được trên 1.000 hồ sơ và cập nhật cơ sở dữ liệu được gần 7.000 hồ sơ các loại tiếp nhận tại Chi nhánh lên phần mềm. 

Với giao diện của phần mềm đơn giản, dễ sử dụng giúp cho viên chức và người lao động tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng. Hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tăng lên. Qua 3 tháng triển khai áp dụng phần mềm VBDlis đã góp phần rút ngắn thời gian chuyển hồ sơ (trước đây chuyển hồ sơ qua bưu điện mất 1 đến 2 ngày), từ đó số lượng hồ sơ chậm giải quyết đã giảm xuống; không còn tình trạng bị mất hoặc thất lạc hồ sơ; giảm chi phí trung gian; đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu số về đất đai của Tỉnh Sơn La hướng tới mục tiêu chuyển đổi số của Chính phủ, góp phần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.

Tạ Thị Thu Nga – Văn phòng Đăng ký đất đai

 

Tin khác
1 2 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập