Một số quy định bổ sung về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai
Lượt xem: 1107
Ngày 04/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2024.

Theo đó, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP có quy định bổ sung một số nội dung sau:

Về phạm vi: Bổ sung thêm hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; đối tượng bị xử phạt.

Thời hiệu xử phạt là 02 năm; thời điểm tính xử phạt Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu tính từ thời điểm kết thúc hành vi vi phạm; đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 mà chưa có văn bản xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành thì không xử lý theo quy định tại Nghị định này.

Mức phạt tiền: Bổ sung quy định việc xác định mức phạt cụ thể căn cứ vào mức phạt của từng hành vi quy định tại Nghị định 123 và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định hướng dẫn thi hành.

Các trường hợp xử phạt: Bổ sung việc xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp có giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn quyền sử dụng đất.

Số lợi bất hợp pháp: Bổ sung trường hợp hành vi vi phạm do nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện trên cùng một thửa đất thì số lợi bất hợp pháp phải thu được chia đều cho các tổ chức, cá nhân vi phạm.

 Xác định tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm: Căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu có thể hiện trạng tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp không có hồ sơ, tài liệu thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm xác minh tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trên cơ sở ý kiến trình bày của người vi phạm và ý kiến của UBND cấp xã.

anh tin bai

Ảnh minh họa

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt đến 5.000.000 đồng; Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch UBND cấp xã là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính; Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt đến 100.000.000 triệu đồng; Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt đến 500.000.000 triệu đồng kèm hình thức phạt cảnh cáo và tịch thu các loại giấy tờ, tước giấy phép và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền xử phạt; Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra cấp tỉnh thành lập, công chức làm công tác địa chính cấp xã; công chức, viên chức thuộc cơ quan có chức năng quản lý đất đai các cấp đang thi hành công vụ.

Công chức, viên chức kiểm lâm đang thi hành công vụ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến lâm nghiệp. Người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Nghị định này (Nghị định 123/2024/NĐ-CP); người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân đang thi hành công vụ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng./.

TH- Trung tâm Công nghệ thông tin

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1