PHÁT HUY NGUỒN LỰC TỪ ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA.
Lượt xem: 4857
Sơn La là tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái; Đông giáp Phú Thọ, Hòa Bình; Tây giáp tỉnh Điện Biên và Lai Châu; Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Sơn La là tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnhYên Bái; Đông giáp Phú Thọ, Hòa Bình; Tây giáp tỉnh Điện Biên  và  LaiChâu; Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trung tâmhành chính, chính trị của tỉnh Sơn La đặt tại thành phố Sơn La nằm cách thủ đôHà Nội khoảng 320 km về phía Tây theo trục quốc lộ 6, Hà Nội - Sơn La - ĐiệnBiên. Sơn La thuộcvùng núi cao, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh, có núi đá cao xen lẫn đồi vàthung lũng lòng chảo. Độ cao trung bình từ 600-1000 m so với mặt nước biển. Nhiệt độ trung bình năm 200c-220c,  tổng lượng mưa trongnăm 1420 mm phân bổ chủ yếu vào mùa mưa (tháng 4 đến tháng 9), độ ẩm tương đốitrung bình năm là 81%.

          Về tài nguyên đất đai: Theo số liệu thốngkê đất đai, tại thời điểm 1/1/2012 tỉnh Sơn La có tổng diện tích đất tự nhiênlà 1.417.444 ha. Trong đó: Nhóm đất nông nghiệp 888.611 ha chiếm 63% tổng diệntích đất tự nhiên (trong đó đất lâm nghiệp có rừng 624.564 ha, chiếm 44%, đất sửdụng vào sản xuất nông nghiệp 264.047 ha chiếm 21%); nhóm đất phi nông nghiệp66.033 ha chiếm 5% và nhóm đất chưa sử dụng 462.800 chiếm 32% tổng diện tích đấttự nhiên. Về thổ nhưỡng Sơn La có 8 nhóm đất, trong đó chủ yếu là nhóm đất đỏvàng chiếm 62%, đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm 27%, số còn lại là núi đá và cácloại đất khác. Về độc dốc: Đất có độ dốc trên 25 độ chiếm 85%, còn lại là đất cóđộ dốc dưới 25 độ.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địabàn tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng.Kết quả thực hiện Nghị quyết đã được thể hiện qua số liệu thống kê đất đai cụthể như sau:

Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất sảnxuất nông nghiệp ngày càng tănglên nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất của nhân dân. Tính đến 01/01/2012, diện tíchđất nông nghiệp toàn tỉnh là 264.047 ha chiếm 21% tổng diện tích đất tự nhiên. Sảnxuất nông nghiệp đang trên đà phát triển, phá thế độc canh, tự cấp, tự túcchuyển dần sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Sơn La đã cơbản đảm bảo cân đối được lương thực trên địa bàn tỉnh với mức bình quân 335kg/người/năm. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tậptrung quy mô hàng nghìn ha như khu vực chăn nuôi bò sữa, trồng và chế biến chèthuộc huyện Mộc Châu; trồng mía và sản xuất đường thuộc huyện Mai Sơn, Yên Châu,trồng càfê thuộc huyện Mai Sơn và Thành phố Sơn La; trồng cây ăn quả thuộc cáchuyện dọc quốc lộ 6 và huyện Sông Mã; …vv. Mô hình góp giá trị quyền sử dụng đấtđể trồng cây cao su đã được tỉnh tập trung chỉ đạo, tính đến nay trên địa bàn tỉnhđã trồng được khoảng 6400 ha, trong đó đất góp của các hộ gia đình khoảng 5000ha, số còn lại là đất công đồng trước đây là đất rừng nghèo hoặc đất sản xuất nôngnghiệp kém hiệu quả nay chuyển sang cho Công ty cổ phần cao su Sơn La thuê đểtrồng cao su.

Đồi chè mộc châu

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp córừng ngày càng có xu hướng tăng, nhân dân các dân tộc đã có ý thức chăm sóc,bảo vệ rừng. Đặc biệt là việc giao đất, giao rừng và cấp Giấy chứng nhận đấtlâm nghiệp cho các hộ đã tạo sự yên tâm đầu tư, chăm sóc bảo vệ rừng, làm tốtcông tác khoanh nuôi, bảo vệ, từ đó diện tích đất có rừng tăng đáng kể. Năm2012, diện tích đất có rừng là 624.564 ha bằng 44% tổng diện tích đất tự nhiên.

 Đất sử dụng vàomục đích phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng, năm 2003 là 28.000 ha chiếm khoảng2% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2012 là 66.033 ha chiếm 4,66% tổng diệntích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp tăng tập trung ở một số loại đất như đấtở đô thị, đất ở nông thôn, đất trụ sở cơ quan hành chính, sự nghiệp, đất giaothông, đất xay dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ...

Đất chưa sử dụng ngày càng giảm dần, trong những năm gầnđây, với các chính sách khuyến khích trong sản xuất nông, lâm nghiệp đã thúcđẩy nhân dân tiếp tục khai thác có hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng để đưavào sử dụng. Đến năm 2012, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống còn 462.800chiếm 32% tổng diện tích đất tự nhiên.

Để tiếp tục nâng cao công tác quản lý Nhà nước về đấtđai, trong những năm qua UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo các cấp, ngành tổ chứcđo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức, hộgia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhậncho 180.706 hộ gia đình đạt 73,9% số hộ trên địa bàn tỉnh cần cấp Giấy chứngnhận. Cấp 2.200 cho tổ chức đạt 40% số tổ chức cần cấp Giấy chứng nhận. Việc giao đất, cho thuê đất đã tạo điều kiện chocác tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,cho thuê, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sửdụng đất. Mặt khác đã giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất và sử dụngcó hiệu quả. Các quyền này đã được tỉnh quan tâm, tạo điều kiện và thực hiệntheo đúng qui định đã giúp cho tỉnh thu các loại thuế nhà đất, thuế chuyểnquyền sử dụng đất, thuế tài nguyên và lệ phí trước bạ đã đóng góp một nguồn thuthường xuyên hàng năm cho Ngân sách của tỉnh

 Kết quả sử dụng đất nêu trên phầnnào phản ánh sự cố gắng lỗ lực của các ngành, các cấp trong việc quản lý, sửdụng đất đai. Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp ngày càng tăng về diệntích đồng thời hiệu quả sử dụng đất cao hơn; đất phi nông nghiệp tăng nhanhphục vụ quá trình đô thị hóa, phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ tầng; đất chưasử dụng giảm mạnh và được chuyển sang sử dụng vào các mục đích nông nghiệp vàphi nông nghiệp.

Bêncạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh trong thờigian qua còn có những tồn tại, thiếu sót đó là: Hiệu quả sử dụng một số loại đấtthuộc nhóm đất nông nghiệp còn thấp, nhất là đất nông nghiệp ở những nơi có điềukiện thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, trồng những sản phẩm nông nghiệp cógiá trị kinh tế cao; đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 44% tổngdiện tích đất tự nhiên) song nguồn lợi thu được từ rừng còn hạn chế; đất có tiềmnăng về du lịch chưa được khai thác kịp thời để đưa vào sử dụng. Nhìn chung nguồnlợi thu được từ đất chưa tương xứng với tiềm năng đất đai sẵn có của tỉnh... Để sử dụng nguồn tài nguyên đất cóhiệu quả góp phần phát tiển kinh tế xã hội của tỉnh, Sở Tài nguyên và Môitrường đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp khai thác tiềm năng đất đai trên địabàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới như sau:

          1. Trong lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp:

          Những nơi đất đai có điều kiện canhtác thuận lợi các địa phương cần vận động các hộ gia đình, cá nhân lựa chọn cácgiống cây trồng có năng xuất chất lượng cao để trồng trọt hoặc liên doanh, liênkết hoặc cho các tổ chúc cá nhân khác thuê đất, góp giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh tạo ranhững sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu dùng hoặc bán rangoài tỉnh.

          2. Trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp:

          Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn, cần có biện phápnâng cao chất lượng của rừng tự nhiên để tạo ra thảm thực vật nhằm ngăn chặnquá trình rửa trôi, xói mòn của đất để duy trì và từng bước tăng độ phì củađất, đảm bảo nguồn nước. Trong quản lý bảo vệ rừng phòng hộ cần phải có chínhsách cụ thể với từng khu vực. Với khu vực phòng hộ sung yếu, nơi đầu nguồn củacác con suối cần có biện pháp đảm bảo đời sống cho người dân sống trong khu vựcđó sống bằng nghề rừng, có  như vậy mớigiữ được rừng. Các khu vực không thuộc phòng hộ sung yếu cần cân đối bố trí mộtphần diện tích đất cho các hộ sản xuất nông nghiệp, cộng với phần kinh phí thuđược từ quản lý, bảo vệ rừng để đảm bảo đời sống cho người dân. Ở những vùng cóđiều kiện giao thông thuận lợi cần gắn việc phát triển rừng sản xuất với việc xâydựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ rừng để đảm bảo đời sống cho nhân dân. Ởnhững khu vực có điều kiện phát triển du lịch sinh thái cần gắn việc bảo vệphát triển rừng với du lịch sinh thái.

          3. Đối với việc sử dụng đất trong lĩnhvực phi nông nghiệp:

          Sớm đưa các khu vực đất được qui hoạchcho lĩnh vực du lịch vào sử dụng theo quy hoạch được duyệt trong đó tập trungcao cho khu du lịch Mộc Châu; tiếp tục đầu tư cho những khu vực đất đã được quihoạch cho du lịch để đưa vào khai thác, sử dụng.

          Đối với đất xây dựng cơ sở sản xuấtkinh doanh tiếp tục bổ sung và điều chỉnh các khu vực đất dành cho sản xuấtkinh doanh, dịch vụ. Công bố công khai cho chính quyền địa phương và người sửdụng đất trong khu vực quy hoạch biết. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư vàovào lĩnh vực này để sản xuất kinh doanh, đồng thời vận động người dân chuyểnnhượng, cho thuê, góp đất với nhà đầu tư để sản xuất kinh doanh.

          Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan,các công trình sự nghiệp của nhà nước tiếp tục đẩy mạnh việc qui hoạch chi tiết,dùng kinh phí từ quỹ phát triển đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đấtdự trữ. Khi có vốn thì triển khai xây dựng ngay.

          Đối với đất ở, Uỷ ban nhân dân cáchuyện, thành phố tập trung qui hoạch những khu đất ở. Căn cứ nhu cầu sử dụngđất ở trong từng giai đoạn, UBND các huyện thành phố cần có kế hoạch thu hồi,bồi thường, giải phóng mặt bằng và đưa ra đấu giá đất ở để thu tiền sử dụng đấthoặc giao đất cho các đối tượng chính sách.

          Đối với các dự án đã được giao đấtnhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc sử dụng có hiệu quả thấp, UBND các huyện, thànhphố cần có biện pháp kiểm tra, rà soát đề xuất với cấp có thẩm quyền thu hồilại những diện tích chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả.

          4. Đối với đất chưa sử dụng:

           Tiếp tục cónhững chính sách phù hợp chuyển đất chưa sử dụng sang sử dụng vào mục đích nôngnghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó tập trung chuyển sang sử dụng vào mục đíchlâm nghiệp. Cần phải có các chính sách phù hợp để thu hút các nhà đầu tư khaithác đất chưa sử dụng vào việc trồng rừng.

          5. Về công tác cải cách hành chínhtrong lĩnh vực đất đai:

          Đẩy mạnh việc thực hiện các thủ tụchành chính về đất đai; cắt giảm các thủ tục hồ sơ không cần thiết; bố trí nhữngcán bộ có đủ trình độ, năng lực phẩm chất đạo đức để làm nghiệp vụ tiếp nhậnthẩm định hồ sơ đất đai. Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất khi làmcác thủ tục về đất đai.

6.Về công tác tổ chức:

 UBND các huyện thành phố cần sớm thành lậptrung tâm phát triển quỹ đất gắn với ban bồi thường giải phóng mặt bằng theo hướngdẫn tại thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngđồng thời kiện toàn tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăngký quyền sử dụng đất để có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Phòng đất đai - Sở Tài nguyên Môi Trường

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập