Các dân tộc Sơn La với biến đổi khí hậu
Lượt xem: 1233
"Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".
"Biến đổi khí hậu là sự thayđổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyểnhiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".
Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởngnhiều nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bìnhtại Việt Nam đã tăng 0,7 độ C. Đi cùng với tăng nhiệt độ, lượng mưa trung bìnhhằng năm thay đổi không đáng kể, nhưng tần suất cũng như lượngmưa giữa các tháng thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưagiảm đi dẫn tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên. Nhưchúng ta thấy lũ lụt xảy ra liên tục ở miền Trung, trong khi miền Bắc thì đang bị hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất. Nước biểndâng lên cũng đã ảnh hưởng đến các vùng duyên hải và đồng bằng, nhất là đồng bằngsông Cửu Long.
SơnLa có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm,mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùngkhí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùngcao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọcsông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm... Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình năm có xu hướng tăng hơn20 năm trước đây từ 0,40C - 0,50C (TP Sơn La từ 20,90C lên21,10C, Yên Châu từ 22,60C lên 230C...); lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (TP Sơn La từ 1.445 mm xuống1.402 mm, Mộc Châu từ 1.730 mm xuống 1.563 mm...); độ ẩm không khí trung bìnhnăm cũng giảm.
Theo xu thế chung của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết ở Sơn La sẽ thay đổi theo chiều hướng khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trêndiện tích canh tác; gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa(tháng 3-4) cũng sẽ tăng gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùngtrong tỉnh. Mùa mưa sẽ xuất hiện nhiều hơn các hiện tượng mưa đá, lũ quét, đâycũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống... Nhưng, hiện nay hồ thuỷ điện Sơn La đã dâng cao, hệ thống hồ dọc Sông Đà đã vàđang được hìnhthành, có thể tình hình khí hậu khô và nóng vào mùakhô sẽ được cải thiện theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu làdo sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải như CO2, CH4, CFC, SO2…vào khí quyển làm cho Trái đất nóng lên theo hiệu ứng như sau: Khí quyểncủa trái đất hoạt động với cơ chế như hoạt động của nhà kính. Bầu khí quyển cótác dụng như mái nhà kính bao bọc trái đất cho phép tia nắng mặt trời đi vào bầukhí quyển của trái đất, mang nhiệt đến bề mặt đất và giữ nhiệt ổn định bêntrong bầu khí quyển. Hiện tượng này được gọi là "Hiệu ứng nhà kính". Nhưngkhi hàm lượng khí thải, trong đó chủ yếu là CO2 trong khí quyển tănglên thì nó sẽ ngăn cản sự bức xạ nhiệt của Trái đất, làm cho Trái đất nóng lêndẫn đến biến đổi khí hậu. Khí CO2 sinh ra khi đốt nhiên liệu tại cácnhà máy, khu công nghiệp, ôtô, xe máy, tầu thuỷ…
Để hạn chế sựnóng lên của Trái đất cần phải giảm lượng khí CO2 trong khí quyển,cùng với việc giảm phát thải khí CO2 vào khí quyển cần phải có biệnpháp thu lại khí CO2 trong khí quyển. Chỉ có rừng mới làm được điều đó.Rừng là bể chứa, hấp thụ và lưu giữ khí CO2. Trong quá trình quang hợp,cây xanh hút khí CO2 từ khí quyển để tạo nên cơ thể sống. Điều đó cónghĩa là, nếu diện tích rừng tăng lên thì lượng khí CO2 từ khí quyểnsẽ giảm xuống. Vì vậy rừng đóng vai trò rất quan trọng trong biến đổi khí hậu.
Sơn La xưakia là một vùng rừng núi trùng điệp. Rừng nuôi sống và bảo vệ con người tránhkhỏi các thiên tai. Nhưng vài thập kỷ gần đây, nhất là những năm tám mươi củathế kỷ vừa qua, con người đã tàn phá rừng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn tới môitrường sinh thái. Hậu quả là nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán xảy ra thườngxuyên và nghiêm trọng hơn.
Để khắc phục tình trạng đó, Đảng và Nhà nướcta đã kịp thời ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Việc phá rừng đã nhanhchóng được ngăn chặn, tỷ lệ phủ xanh của Sơn La đã được tăng nhanh từ 12% (nhữngnăm 80) lên 18% (những năm đầu của thập kỷ 90). Với dự án 327 của Chính phủ (tháng9 - 1992), tỉnh Sơn La đã nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng độ chephủ của rừng lên trên 22,1% (1999). Tiếp đến là dự án 661 (tháng 7 - 1998) với mụctiêu trồng 5 triệu ha rừng, Sơn La đã khởi động và triển khaitrên địa bàn tỉnh từ năm 1999. Sau hơn mười năm thực hiện Dự án được triển khaitrên cả 11 huyện và thành phố với 108.257 lượt chủ rừng tham gia, tổ chức trồngmới được 56.289 ha, đạt 113,36% kế hoạch Trung ương giao; diện tích được đưavào khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng bình quân hàng năm là 75.296 ha. Độ chephủ của rừng từ 22,1% năm 1999 tăng lên 41,3% năm 2009 và đạt 51,7% năm 2010;bình quân hàng năm độ che phủ rừng tăng 1,6%/năm.
Từ năm 2007 đến nay, theo chủ trương của tỉnh, nhiềuhộ nông dân thuộc 6 huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Yên Châu, Mường La,Sông Mã đã trồng được trên 5.200 ha cây cao su, góp phần xoá đói giảm nghèocho đồng bào dân tộc, đồng thời rừng cao su sẽ góp phần phủ xanh đất trống đồitrọc, thành những cánh rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, chống xóimòn.
Việc trồng rừngđược thực hiện tập trung, liền vùng, liền khoảnh với các loại cây trồng phù hợpvới điều kiện sinh thái của địa phương. Hiện đã có nhiều mô hình trồng rừng tậptrung đã phát huy hiệu quả phòng hộ và kinh tế. Công tác quản lý bảo vệ và pháttriển rừng được chuyển đổi mạnh từ quản lý nhà nước tập trung sang quản lý xã hộivới sự tham gia ngày càng nhiều các thành phần kinh tế. Kết quả của trồng và bảovệ rừng đã bảo vệ đất, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần quan trọngtrong việc bảo vệ duy trì nguồn sinh thuỷ cho thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện SơnLa và các các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh. Dự án đã có nhữngtác động hiệu quả về kinh tế - xã hội đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệpnông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàntỉnh.
Nhưng quantrọng nhất là nó đã góp phần làm giảm biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện nay trênthế giới đã đưa ra Chương trình Giảm phátthải khí nhà kính từ giảm mất rừng và từ giảm suy thoái rừng (viết tắt làREDD), sau đó Chương trình được bổ sung thêm 3 nội dung: Bảo tồn, tăng đa dạng sinh học; Tăng cường dự trữ Carbon từ rừng; Quảnlý rừng bền vững (viết tắt REDD+).Có thể sơ bộ tóm tắt nội dung của 2 chương trình như sau:
Các nước,khi thải khí CO2 vào khí quyển sẽ phải có số lượng rừng tương ứng đểhấp thụ khí CO2, nếu không có đủ thì phải “mua” rừng của nước khác. Vìvậy, các hoạt động phục hồi, trồng mới, tái sinh, sử dụng rừng bền vững đều cóthể được tính vào việc “tăng hấp thụ và dự trữ Carbon của rừng”. REDD và REDD+là cơ hội tạo thu nhập mới và bền vững cho các cộng đồng sống gần rừng và trongrừng và cũng là cơ hội để người dân tham gia vào cuộc chiến chống biến đổi khíhậu mang lại lợi ích cho chính mình và cộng đồng thế giới.
Các nướccông nghiệp phát triển sẽ phải bỏ ra một khoản tài chính chuyển cho các nướcđang phát triển để đền đáp cho các nước này khi họ dừng phá rừng và làm mất rừng.Các nước đang phát triển cần triển khai các dự án và có chính sách nhằm ngăn chặnmất rừng và suy thoái rừng để tăng lượng Carbon lưu trữ trong rừng. Còn các nướcphát triển không phải cắt giảm lượng khí thải quá hạn mức vì họ đã trả tiền đểlưu giữ lượng Carbon trong các khu rừng tại các nước đang phát triển. Khi thamgia REDD, từng nước sẽ đo đếm và giám sát lượng hấp thụ CO2 từ khíquyển vào rừng trong phạm vi biên giới nước mình. Sau một thời gian nhất định,từng nước sẽ tính toán lượng lưu trữ Carbon và sẽ nhận được số lượng Tín chỉCarbon rừng tương ứng. Các Tín chỉ Carbon sau đó có thể được đem bán trên thịtrường Carbon toàn cầu.
Người dân tộcthiểu số có thể có vị thế ngang bằng trong các đàm phán và thỏa thuận về REDDvà REDD+. Họ có thể đưa ra các sáng kiến của riêng họ và trở thành đối tác REDDvà REDD+ của các Quỹ, cơ quan bảo tồn, công ty tư nhân và các tổ chức chi trảtài chính cho công sức bảo vệ rừng của họ.
Cộng đồngngười dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số ở Sơn La nóiriêng sẽ là một trong những chủ thể quan trọng trong quá trình thực thi REDD vàREDD+. Người dân tộc thiểu số đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực hạn chếmất rừng và suy thoái rừng cũng như việc ngăn chặn nạn khai thác, vận chuyển vàbuôn bán gỗ bất hợp pháp, đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp chống biếnđổi khí hậu chung của thế giới. Nhà nước ta khuyến khích cộng đồng dân tộc thiểusố tham gia thực hiện REDD và REDD+.
Cà Chung
SởKhoa học và Công nghệ Sơn La
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập