Người giữ gìn truyền dạy những điệu xòe Thái
  Bà Quàng Thị Inh đội trưởng đội văn nghệ người cao tuổi ở bản Giảng Lắc, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La  được biết đến là người sưu tầm và truyền dạy những điệu múa truyền thống của dân tộc Thái, trong đó có điệu múa xòe.

Múa xòe có một vị trí rất quan trọng và thường tổ chức trong những ngày vui, ngày tết.

Là một người trăn trở với điệu múa xòe của dân tộc mình. Bà Inh hiểu rằng nếu bây giờ không gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ trẻ thì rồi sẽ có ngày con cháu mình không còn biết múa, người Thái rồi sẽ quên đi bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Với ý nghĩ đó, bà Inh đã mở lớp dạy múa xòe cho người dân trong bản. Vào các buổi tối từ thứ 6 đến chủ nhật bà con bản Giảng Lắc lại tập trung tại nhà văn hóa bản để cùng nhau giao lưu, trao đổi với nhau các bài hát, múa truyền thống trong đó có múa xòe. Lớp dạy múa của bà Inh không chỉ thu hút người người già mà mỗi khi đến buổi tập khi tiếng nhạc cất lên cả giả trẻ trong bản lại kéo đến thưởng thức.

Bà Inh chia sẻ “Điệu múa xòe nó có tới 32 điệu, nhưng phổ biến nhất là điệu khằm khén, mọi người nắm tay nhau quay vòng tròn biểu hiện tình đoàn kết, điệu Nho khắn mơi lảu là nâng khăn mời rượu tỏ lòng yêu quý, mếm khách, Nhôm khắn tức là tung khăn thể hiện niềm vui mừng đạt mùa vụ cao.” Theo bà khác với nhiều điệu múa truyền thống của các dân tộc khác, trong điệu xòe chân người múa không bước rộng, mà được bước lên bước xuống nhẹ nhàng, có khi như lướt. Trong khi vung tay đưa lên đưa xuống, điệu xòe uyển chuyển tạo nên sức hút kỳ lạ khiến người xem chỉ muốn cuốn vào với vòng xòe. Người Thái thường múa xòe và dịp lễ hội tại sân nhà văn hóa, mừng nhà mới, trong đó có thể tổ chức trong nhà, hoặc sân nhà mới đã được hoàn thành. Người Thái  có rất nhiều bài hát, bài múa nhưng bài về múa xòe có một vị trí rất quan trọng và thường tổ chức trong những ngày vui, ngày tết. Nó mang đặc trưng của dân tộc Thái, có vị trí rất cao trong tất cả các bài múa, bài hát của dân tộc Thái.

Bà Inh kể, có tổ chức những buổi sinh hoạt văn nghệ như thế này mọi người mới có thời gian gần nhau hơn và đây cũng chính là cách truyền thống dạy dễ hiểu nhất, hiệu quả nhất để ai cũng có thể học được, ai cũng có thể tham gia. Đối với những người thuộc thế hệ trẻ được học những điệu múa xòe Thái là điều rất ý nghĩa, bởi bây giờ không có nhiều lớp học như thế này.

Sau một ngày vất vả với đồng áng buổi tối là thời gian để bà con tụ tập tay trong tay múa xòe. Đến đây họ không chỉ nghe hát, múa mà còn nghe những lời căn dặn của các cụ, các ông, các bà dạy con cái để giữ lại truyền thống nét đẹp văn hóa của dân tộc thái. Từ những buổi sinh hoạt văn nghệ của bản sẽ có thêm nhiều người biết múa điệu xòe thái, những người già ở đây phấn khởi vì đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá đặc sắc của người Thái. Với bà Inh điều làm bà vui và mong muốn nhất chính là con cháu đã biết múa đúng điệu múa xòe của dân tộc mình.

Diệp Hương

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1