Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Lượt xem: 545
Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 củá Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

I.     VAI TRÒ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA CÔNG TÁC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

1.     Vai trò

Khí tượng thủy văn (KTTV) có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, quốc phòng, an ninh. Công tác KTTV bao gồm các hoạt động quản lý, khai thác mạng lưới trạm quan trắc; dự báo, cảnh báo; thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ KTTV; giám sát biến đổi khí hậu (BĐKH); tác động vào thời tiết.

-     Đối với sự phát triển bền vững: Thông tin, dữ liệu KTTV có vai trò, ảnh hưởng tới 11/17 mục tiêu phát triển bền vũng (SDG); đã và đang là cơ sở dữ liệu “đầu vào” của hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội, nhất là đối với công tác phòng chống thiên tai, thông tin KTTV giữ vai trò tối quan trọng ở cả 3 giai đoạn hoạt động là phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

-     Đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia: trong mọi thời kỳ, các thông tin KTTV luôn được coi là một trong các yếu tố “thiên thời”, mang tính chất quyết định góp phần vào các thắng lợi quân sự quan trọng.

2.        Những đóng góp của công tác KTTV đối với đất nước

-     Hoạt động KTTV đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1891; tuy nhiên, lịch sử của ngành KTTV Việt Nam được xác định bắt đầu từ ngày 03/10/1945 với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành sắc lệnh số 41 đưa Sở Thiên văn và Đài Thiên văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Công chính và Giao thông với tên gọi Sở Khí tượng, đánh dấu sự sáp nhập cơ quan Khí tượng thủy văn thuộc về Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, Tổng cục KTTV được thành lập theo Nghị định số 215/CP ngày 05/11/1976 của Chính phủ (trên cơ sở họp nhất Nha Khí tượng và Cục Thủy văn), mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của ngành. Cũng năm này, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Khí tượng Thế giới (WM0) - Cơ quan chuyên trách của Liên Họp Quốc về KTTV.

-     Trong hơn 70 năm qua, công tác KTTV đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

' + Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, do tình hình chiến tranh, không có điều kiện triển khai toàn diện các hoạt động KTTV, cơ quan Nha Khí tượng đã dời lên chiến khu Việt Bắc, tham gia vào việc đào tạo cán bộ khoa học, chuẩn bị tài liệu huấn luyện chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tương lai của ngành.

+ Từ những năm 1955, công tác KTTV bắt đầu thực hiện việc dự báo hàng ngày cho khu vực Hà Nội; dự báo thời tiết phục vụ hàng hải, hàng không và dự báo mực nước trên hệ thống sông Hồng, phục vụ cho việc tưới tiêu và bảo vệ hệ thống đê điều. Ngành KTTV đã dự báo, cảnh báo được hầu hết các cơn bão có ảnh hưởng đến Việt Nam và các đợt lũ lớn trên sông Hồng, góp phần tích cực vào việc phòng chống thiên tai trong thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế của đất nước, trong đó đã tổ chức đo đạc hàng giờ và dự báo khá chính xác mực nước lũ sông Hồng trong nhiều ngày liên tục, phục vụ cho việc hàn khẩu đê Mai Lâm năm 1957.

Trong những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, công tác dự báo KTTV cũng phải đối mặt với nhiều tình huống thiên tai khắc nghiệt. Liên tiếp trong các năm 1968, 1969, 1971 đều có lũ lớn; năm 1973, có tới 11 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết nước ta (trong đó có 2-3 cơn bão có sức gió mạnh trên cấp 12). Các vụ đông xuân 1967 - 1968 và 1973 - 1974, giá rét kéo dài, sương muối xuất hiện hầu khắp ở miền núi, trung du và cả đồng bằng Bắc Bộ; nhiều nơi, nhiệt độ trung bình tháng xuống dưới 12°c (tại Sa Pa, tuyết phủ trên cây sa mu kéo dài gần nửa tháng) nhưng do làm tốt công tác dự báo khí tượng thủy văn nên đã góp phần đáng kể vào việc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nổi bật là việc phục vụ phân chậm lũ năm 1969 và hàn khâu đê cống Thôn, Nhất Trai nàm 1971.

+ Cùng với việc dự báo phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai, dự báo KTTV phục vụ quốc phòng trong thời kỳ này đã trở nên rất cấp bách. Các dự báo thời tiết, thời tiết biển chuyên đề phục vụ cho các hoạt động quân sự trên các tuyến giao thông thủy, bộ; dự báo lũ phục vụ cho việc lắp đặt cầu phao, bảo vệ trận địa pháo ven sông đã được thực hiện tích cực, sát với tình hình diễn biến của các yếu tố thời tiết, thủy văn trên từng khu vực nhỏ, đáp ứng kịp thời yêu cầu chiến đấu của quân và dân ta.

- Thành tựu nổi bật của công tác dự báo KTTV trong giai đoạn 2010-2020:

+ Theo dõi và dự báo chính xác, kịp thời 272 đợt không khí lạnh, đặc biệt đợt không khí lạnh xảy ra vào những ngày giữa tháng 12 năm 2013 gây mưa lớn trái mùa ở các tỉnh miền núi phía Bắc, rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, mưa tuyết có độ che phủ lớn hiếm thấy trên diện rộng (tại Sapa tuyết phủ dầy 30-50cm); đợt rét hại xuất hiện trên khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 23-28/01/2016 (nhiều nơi đã ghi nhận được nhiệt độ thấp nhất xuống dưới mức lịch sử trong hơn 40 năm qua như Mầu Sơn -4,0°C, SaPa -3,1°C).

+ Theo dõi và dự báo kịp thời 43 áp thấp nhiệt đới, trong đó có 06 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đất liền nước ta.

+ Theo dõi và dự báo sát, kịp thời 90 cơn bão, trong đó có 44 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (một số cơn bão đặc biệt lớn và hướng di chuyển phức tạp, như: bão *Sơn Tinh tháng 10/2012; bão Doksuri tháng 9/2017; bão Damrey tháng 11/2017); 126 trận lũ (trong đó có những trận lũ đặc biệt lớn như trận lũ tháng 11 năm 2013 với đỉnh lũ lớn nhất trên sông Đà, sông Thao và sông Hoàng Long; trung tuần tháng 10/2017 lưu lượng đỉnh lũ tại hồ Hòa Bình trên sông Đà vượt giá trị lịch sử từng xảy ra trong tháng 10/2007, đỉnh lũ tại Yên Bái trên sông Thao vượt mức báo động 3, trên sông Hoàng Long tại Ben Đe cao hơn mực nước lũ lịch sử năm 1985).

+ Theo dõi và dự báo tổng cộng 170 đợt nắng nóng, nổi bật đợt nắng nóng gay gắt ngày 19/6/2010 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với nhiệt độ một sổ nơi trên 40 độ như Láng (Hà Nội): 40,4°C, Con Cuồng (Nghệ An): 42,2°C; đợt nắng nóng từ ngày 04-30/6 và 07-19/8/2019 có nhiều điểm vượt ngưỡng giá trị lịch sử (GTLS) cùng thời kỳ như: Con Cuông (Nghệ An) 43,3°c (vượt GTLS tháng 6/2010: 42,2°C), Quỳ Hợp (Nghệ An) 43,0°C (vượt GTLS tháng 6/2010: 42,0°C)...

+ Theo dõi và dự báo 228 đợt mưa lớn, diện rộng trên phạm vi c.ả nước và đưa lên website của Trung tâm, các cơ quan thông tấn báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng; đặc biệt đợt mưa kéo dài trên diện rộng ở Bắc Bộ với lượng mưa đặc biệt lớn ở khu vực Quảng Ninh từ ngày 23/7/2015 đến ngày 04/8/2015, với tổng lượng mưa phổ biến từ 1000-1200mm, riêng Cửa Ông lên tới trên 1558mm.

+ Năm 2018, ngành KTTV đã góp phần làm giảm 2/3 thiệt hại do thiên tai gây ra so với năm 2017, tương ứng với 40.000 tỷ đồng (nguồn từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai); năm 2019 nhờ dự báo sớm nên mặc dù hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra với quy mô lớn và mức độ nghiêm trọng nhất trong lịch sử (thời gian xâm nhập mặn kéo dài gấp từ 2 - 2,5 lần, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so với năm 2016) nhưng mức độ thiệt hại đến sản xuất, dân sinh được giảm thiểu (đặc biệt thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp chỉ bằng khoảng 25% so với năm 2016).

+ Tổ chức thực hiện theo dõi, dự báo mực nước và dòng chảy các sông trên toàn quốc, đáp ứng yêu cầu phát điện, xây dựng các công trình thủy điện và chỉ đạo điều hành liên hồ chứa phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân hàng năm. Theo dõi chặt chẽ và xây dựng báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình khô hạn, thiếu nước để Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Tổ điều hành công tác chỉ đạo phòng, chống hạn hàng năm.

Tính trung bình hằng năm các đơn vị thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo quốc gia ở trung ương cung cấp 8.683 bản tin dự báo, cảnh báo KTTV cho các cơ quan ở trung ương và địa phương; trong đó có 2.414 bản tin dự báo, cảnh báo các hiện tượng KTTV nguy hiểm (bão, lũ, lũ quét, mưa lớn, nắng nóng, rét đậm, rét hại, thời tiết nguy hiểm trên biển ....) phục vụ công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai, ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các đơn vị thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo ở địa phương cung cấp gần 50.000 bản tin dự báo, cảnh báo KTTV cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương.

+ KTTV Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò đầu mối trong Chương trình dự báo thời tiết nguy hiểm cho khu vực Đông Nam Á; chương trình cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á, góp phần cung cấp kịp thời các bản tin dự báo hỗ trợ các nước thành viên trong hoạt động dự báo tác nghiệp, tăng cường vai trò của Trung tâm hỗ trợ dự bầo đối với khu vực Đông Nam Á, từ đó, nâng cao vị thế, vai trò của ngành KTTV Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

II. QUAN ĐIỂM CUA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VÈ CÔNG TÁC KTTV

1.      Các văn kiện Đại hội Đảng

Trong các văn kiện Đại hội VII, VIII, công tác KTTV mới chỉ được đề cập đến một khía cạnh rất nhỏ như sử dụng tài nguyên nước (Đại hội VII), khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên thiên (Đại hội VIII); đến Đại hội IX, công tác KTTV đã được đề cập đến một cách trực tiếp với mục tiêu chiến lược: “Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến đoi khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại với môi trường”. Các văn kiện Đại hội X, XI, XII tiếp tục nêu vấn đề chủ động phòng tránh tác hại của BĐKH, trong đọ văn kiện Đại hội XII dành một mục (mục IX) để nói về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH. Đến Đại hội XIII, trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030, văn kiện đã chỉ ra các nhiệm vụ : “xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và BĐKH; dự báo, cảnh báo thiên taỉ, ô nhiêm và thảm họa mỏi trường, dịch bệnh ”, “nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát BĐKH, dự báo khí tượng, thủy văn và cảnh báo thiên tai; năng lực chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ, năng lực chống chịu và thích ứng với BĐKH”, “chủ động thích ứng cỏ hiệu quả với BĐKH, phòng, chong và giảm nhẹ thiên tai ”, trong đó chú trọng “xây dựng hệ thong kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kỉnh tế xã hội, ưu tiên phát trỉến một số công trĩnh trọng điểm quổc gia về giao thông, thích ứng và BĐKH”.

Những quan điểm trong văn kiện Đại hội XIII cùng với các nội dung cụ thể trong văn kiện các nhiệm kỳ trước là định hướng, động lực phát triển của ngành KTTV trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2.      Các văn bản chỉ đạo của Trung ương

Các nghị quyết của Trung ương về KTTV đều khẳng định việc chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; làítrách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội. Các nghị quyết xác định các mục tiêu KTTV cụ thể cho từng giai đoạn “đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai; đến năm 2050, chủ động ứng phó với BĐKH, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát BĐKH của các cơ quan chuyên môn; đến năm 2050, chủ động ứng phó với BĐKH” (Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường); “chủ động thích ứng với BĐKH và coi nâng cao năng lực dự bảo, cảnh bảo thiên tai, động đất, sóng thần, quan trắc, giám sát mồi trường biến, BĐKH, nước biến dâng, bao gồm cả thông qua việc ứng dụng công nghệ vũ trụ và trí tuệ nhân tạo, đạt trĩnh độ ngang tẩm với các nước tiên tiến ưong khu vực. Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển” (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).

Ngày 23/8/2019, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Kết luận 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết sổ 24-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Khóa XI về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một lần nữa khẳng định: “Cần đặt yêu cầu về PCTT, ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát trỉến

3.     Các chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trước năm 2015, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình KTTV do ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1994. Triển khai thực hiện Pháp lệnh, từ năm 1994 đến 2015, hệ thống văn bản QPPL điều chỉnh hoạt động KTTV do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (trước năm 2002 là Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV, cơ quan thuộc Chính phủ) từng bước được ban hành, trong đó quan trọng nhất là Nghị định số 24/CP ngày 19/3/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình KTTV.

Năm 2015, Quốc hội thông qua Luật KTTV. Luật KTTV đã cơ bản giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với lĩnh vực KTTV, điều chỉnh toàn bộ hoạt động KTTV, trong đó đáng lưu ý là các quy định chi tiết, cụ thể về những nội dung quan trọng, cấu thành nên lĩnh vực KTTV như: vấn đề quản lý, khai thác mạng lưới trạm KTTV, dự báo, cảnh báo KTTV, thông tin, dữ liệu KTTV, công tác quản lý nhà nước về KTTV và quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động KTTV. Bên cạnh đó, nhiều nội dung hoàn toàn mới, từ trước tới nay chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh hoặc chưa được thể chế hóa ở tầm văn bản luật như phục vụ, dịch vụ KTTV; giám sát BĐKH, tác động vào thời tiết; trách nhiệm quan trắc KTTV của các chủ công trình bắt buộc phải quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV... cũng đã được điều chỉnh trong Luật.

Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật KTTV; ban hành Quyết định số 1970/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành KTTV đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.

Để triển khai thi hành Luật, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản QPPL quy định chi tiết Luật. Tính đến thời điểm hiện tại, có 59 văn bản QPPL có phạm vi điều chỉnh liên quan trực tiếp tới công tác KTTV, bao gồm: 05 luật, 05 Nghị định, 07 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 04 Quyết định của Bộ trưởng, 38 thông tư, thông tư liên tịch. Bên cạnh đó là một số văn bản điều chỉnh riêng về hoạt động KTTV chuyên dùng trong lĩnh vực quốc phòng an ninh (điều lệ khí tượng không quân), Luật Hàng không dân dụng năm 2006, Luật Đê điều năm 2006, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật PCTT năm 2013, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Tài nguyên nước năm 2013, Luật PCTT năm 2013.

4.     Chỉ thị số 10-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

4.1.     Sự cần thiết phải ban hành Chỉ thị 10

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác KTTV còn nhiều tồn tại, hạn chế và bất cập. Mạng lưới trạm quan trắc mặc dù đã được quan tâm phát triển, tuy nhiên vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa, đặc biệt còn thiếu các phương tiện, thiết bị hiện đại quan trắc từ xa trên Biển Đông, khu vực thượng nguồn các sông xuyên biên giới chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Hiệu quả cảnh báo, dự báo một số loại hình thiên tai như mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất còn hạn chế[1]. Thông tin, dữ liệu KTTV chưa theo kịp yêu cầu khai thác, sử dụng hiệu quả để giám sát, thích ứng với BĐKH, bảo vệ môi trường và phục vụ phát triển bền vững. Nguồn lực đầu tư cho KTTV mới chỉ chủ yếu từ ngân sách nhà nước mà chưa được đa dạng hóa nhằm huy động nguồn lực,'sự tham gia của khối doanh nghiệp; triển khai thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ, xã hội hóa chưa phát huy hiệu quả.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ, kịp thời, đúng mức. Hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn thiếu, chưa bao quát toàn diện các hoạt động KTTV. Tổ chức bộ máy còn chưa đáp úng với yêu cầu phát triển trong bối cảnh BĐKH, suy thoái môi trường, gia tăng các rủi ro an ninh phi truyền thống; quản lý nhà nước về KTTV, nhất là ở nhiều địa phương chưa thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả; một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ các công trình KTTV trên địa bàn; chưa thu hút, tuyển dụng được nhân lực chất lượng cao.

Hiện nay, BĐKH đang tác động mạnh mẽ lên các hiện tượng thời tiết; thủy văn, hải văn cực đoan có xu hướng ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất lặp lại. Vấn đề khai thác, quản lý, giám sát nguồn nước sông Mê Kông; lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi; khoảng trống số liệu KTTV ở Biển Đông, đặc biệt ở khu vực vùng biển và ven biển Tây Nam của đất nước cùng với các yêu cầu về hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ 4.0, đã và đang là những tác động, đặt ra thách thức đối với công tác KTTV trong giai đoạn tới.

4.2.     Ỷ nghĩa của việc ban hành Chỉ thị 10

Việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 10 thể hiện yêu cầu và sự nhìn nhận đánh giá, coi công tác KTTV là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, phải có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đây cũng là cơ sở để tăng cường nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vai trò của ngành KTTV, đưa ra những định hướng để phát huy vai trò của công tác KTTV trong đời sống dân sinh; là điều kiện tiên quyết và cơ sở chính trị hết sức quan trọng để ngành KTTV tiếp tục nỗ lực nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

4.3.     Nội dung chỉnh của Chỉ thị 10

Chỉ thị đã nêu ra 6 giải pháp trọng tâm để nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác KTTV đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, bao gồm:

1)      Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác khí tượng thủy văn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phục vụ thiết thực đời sống dân sinh. Công tác khí tượng thủy văn là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, phải có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác khí tượng thủy văn trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải được xác định là cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành. Đe cao và phát huy vai trò của công tác khí tượng thủy văn trong dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát, thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hoạt động khí tượng thủy văn để thu thập thông tin bí mật quốc gia, chống phá ta.

2)     Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến; hoàn thiện phương pháp, quy trình dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, đặc biệt là thông tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường với độ tin cậy, chính xác cao.

Chú trọng đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác khí tượng thủy văn theo hướng hiện đại, đồng bộ, tự động hoá, tích họp đa mục tiêu. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch hệ thống mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia và trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng của các bộ, ngành, địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả; ưu tiên phát triển tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, chịu tác động lớn của biến đối khí hậu, khu Vực ven biển, biển, đảo, quần đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam. Xây dựng định mức, tiêu chuẩn phục vụ công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống trạm khí tượng thủy văn.

3)     Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khí tượng thủy văn, bảo đảm điều chỉnh toàn diện các đối tượng, phạm vi, loại hình hoạt động có liên quan. Quy định cụ thể việc sử dụng, chia sẻ và kết nối liên thông thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn giữa các bộ, ngành, địa phương và quốc tế; có chế độ, chính sách thoả đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn, nhất là ở những vùng khó khăn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về khí tượng thủy văn.

4)     Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác khí tượng thủy văn, gắn với đổi mới phương thức hoạt động hiệu quả; phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, tổ chức liên quan, nhất là người đứng đầu. Có lộ trình, phương án phù hợp để đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khí tượng thủy văn. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác khí tượng thủy văn, bảo đảm chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Có hình thức phù họp để phổ biến kiến thức cơ bản về khí tượng thủy văn cho học sinh phổ thông và họù*viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quốc phòng, an ninh.

5)     Phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý chuyên ngành trong việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Kết họp nguồn lực từ ngân sách nhà nước với đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, nhất là các nguồn vốn ưu đãi quốc tế cho công tác khí tượng thủy văn. Ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước để bảo đảm duy trì, vận hành hoạt động của mạng lưới trạm quan trắc và công tác dự báo khí tượng thủy văn của quốc gia.

Đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động khí tượng thủy văn; phát triển mạnh thị trường dịch vụ khí tượng thủy văn đáp ứng nhu cầu của các ngành, lĩnh vực; triển khai một số sản phẩm, dịch vụ khí tượng thủy văn theo phưong thức đối tác công - tư.

6)     Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đặc biệt với các quốc gia phát triển, các quốc gia ở thượng nguồn các con sông xuyên biên giới; ưu tiên các hoạt động họp tác quốc tế trong nghiên cứu phục vụ quan trắc, đo đạc, thám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trên Biển Đông. Tăng cường trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, kinh nghiệm với các nước, các đối tác, tổ chức quốc tế nhằm nâng cao năng lực, trình độ, vị thế cho ngành Khí tượng thủy văn Việt Nam, với vai trò là trung tâm dự báo khu vực của Tổ chức Khí tượng thế giới. Có kế hoạch đào tạo, cử chuyên gia, đại diện của Việt Nam tham gia vào các cơ quan, tổ chức, diễn đàn điều hành của Tổ chức Khí tượng thế giới và các tổ chức quốc tế khác về khí tượng thủy văn./.

Nguồn: BTGTW



[1] Mạng lưới trạm còn thưa, mật độ đạt thấp so với quy hoạch, tiêu chuẩn của WM0 (trung bình mới đạt khoảng 30%). Phương pháp đo, truyền tin còn thù công (như KTTĐ chỉ đạt 28,6%, đo mưa tự động, đo mực nước tự động đạt 35%); cơ sở dữ liệu KTTV quốc gia chưa được tích hợp, tập trung; dự báo, cảnh báo vẫn đang gặp nhiêu khó khăn với một số thiên tai nguy hiểm, xảy ra nhanh, cục bộ như lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, mưa lớn, dông, sét...;đầu tư cho ngành KTTV Việt Nam còn thấp. Với tính chất là thông tin, dữ liệu cơ sở phục vụ phòng chống thiên tai, hiện công tác KTTV chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thu hút được nhiều các thành phần kinh tế khác đầu tư, trong khi thiệt hại do thiên tai gây ra hằng năm ở Việt Nam rất lớn (trung bình khoảng 20.000 tỷ/năm).

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập