Nhìn lại kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra ngành tài nguyên và môi trường năm 2018
Lượt xem: 236
Hoạt động thanh tra, kiểm tra luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường; qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các tồn tại, bất cập, khó khăn vướng mắc trong thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân để kịp thời đề xuất biện pháp xử lý; khắc phục các tồn tại, khuyết điểm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Trong năm 2018, hoạt động thanh tra đã được Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai đảm bảo tuân thủ đúng qui trình, thủ tục tiến hành thanh tra kinh tế, xã hội (theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014); Nội dung thanh tra, đối tượng, thời kỳ thanh tra và thời hạn cuộc thanh tra (ghi trong quyết định thanh tra) phù hợp với chương trình công tác thanh tra được Giám đốc Sở phê duyệt; Thanh tra đúng nội dung, đối tượng, thời kỳ và thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; Quy mô cuộc thanh tra phù hợp với số lượng thành viên Đoàn thanh tra; Việc đánh giá trong kết luận thanh tra đảm bảo đầy đủ chứng cứ, căn cứ pháp luật.
Trọng tâm của công tác thanh tra, kiểm tra năm 2018 đó là: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, lĩnh tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn và đo đạc bản đồ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Tính đến hết tháng 11 năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai 06 cuộc thanh tra đối với 19 tổ chức trên địa bàn tỉnh.Trong đó, nội dung thanh tra là việc quản lý, sử dụng đất tại Khu công nghiệp Mai Sơn; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, khoáng sản, đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn đối của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Qua thanh tra, phát hiện 19 tổ chức vi phạm với các lỗi chủ yếu: chưa thực hiện đăng ký đất đai theo quy định; chưa thực hiện biện pháp ký quỹ;không nghiêm túc chấp hành việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành đúng tiến độ các hạng mục công trình theo nội dung dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt; chưa thực hiện quan trắc chất lượng môi trường định kỳ, đúng tần suất qui định tại đề án bảo vệ môi trường đơn giản được xác nhận; chưa tuân thủ việc nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước,...
Về công tác kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai 30 cuộc kiểm tra đối với 110 tổ chức trên địa bàn tỉnh. Qua đó, phát hiện 62 tổ chức vi phạm với các lỗi chủ yếu: sử dụng đất không đúng mục đích còn để đất lãng phí; chưa lập phương án bảo vệ môi trường theo đúng quy định tại điều 21,22,23 Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngvề bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chưa kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo đúng quy định; chưa lập hồ sơ kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; chưa lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt khu vực được phép khai thác, chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, chưa nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra,Chánh Thanh tra Sở tài nguyên và Môi trường đã ban hành 04 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với tổng số tiền 28 triệu đồng, kiến nghị thu hồi đất 01 tổ chức với tổng diện tích 643 m2.
Như vậy, qua công tác thanh tra, kiểm tra năm 2018 cho thấycác hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường còn nhiều tồn tại, hạn chế cần được quan tâm giải quyết:
Thứ nhất, cáccơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra (gọi tắt là đối tượng thanh tra, kiểm tra) chưa nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một số đối tượng còn hạn chế; có những trường hợp cố ý chây ỳ hoặc trốn tránh việc thực hiện kết luận thanh tra.
Thứ hai, còn có những vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường cần được kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, cụ thể:
Về quy hoạch, kế hoạch kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng cần có hướng giao lại cho các địa phương giải quyết linh hoạt các dự án phát sinh để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.
Về giá đất cụ thể nên giao cho cấp huyện, thành phố quyết định để giảm bớt thời gian giải quyết giá đất.
Đối với trường hợp được gia hạn sử dụng đất theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai: cần bổ sung quy định thành phần hồ sơ xin gia hạn sử dụng đất.
Việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 nhưng không có giấy tờ theo quy định (thực tế trước đây, nhiều hộ sử dụng đất không có giấy tờ chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các hộ nhận chuyển nhượng chỉ có giấy tờ viết tay qua các thời kỳ).
Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai không quy định hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về đất đai. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung điều khoản quy định hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về đất đai.
Để công tác thanh tra, kiểm tra năm 2019 đạt hiệu quả cao trong thời gian tới cần quan tâm triển khai những nội dung trọng tâm sau:
Một là, đảm bảo triển khai các cuộc thanh tra theo chương trình kế hoạch và đột xuất. Không ngừng nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian thực hiện trong từng cuộc thanh tra, tập trung ban hành kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc.
Hai là, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các đoàn thanh tra, bảo đảm các cuộc thanh tra có chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; công khai kết luận thanh tra; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định và xử lý về thanh tra.
Ba là,tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng; chú trọng xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt các kết luận, kiến nghị, xử lý sau thanh tra.
Bốn là,phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan xây dựng định hướng và kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra năm 2019 theo đúng tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế chồng chéo.
Năm là, đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các Kết luận thanh tra theo quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Để công tác thanh tra, kiểm tra đạt được hiệu quả và thực sự là công cụ đắc lực, không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bên cạnh việc hoàn thiện quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ động, linh hoạt; cầntăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong hoạt động thanh tra để các cuộc thanh tra được tiến hành có hiệu lực, hiệu quả./.
Vì Dếnh- Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập